10+ thực phẩm tăng sức đề kháng mùa dịch
Dịch bệnh ngày càng hoành hành và không có dấu hiệu dừng lại. Công việc ngưng trệ, kinh tế giảm sút, điều quan trọng hơn là tính mạng và sức khỏe con người gặp nguy hiểm. Vậy việc nâng cao ý thức, tăng cường sức đề kháng được xem là “vũ khí” hiệu quả nhất giúp chống chọi dịch bệnh.
Hiểu được tầm quan trọng của việc nâng cao sức đề kháng. Ở bài viết dưới đây, Trung Nguyên sẽ chia sẻ cho bạn các loại thực phẩm tăng sức đề kháng mùa dịch hiệu quả.
1. Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng được hiểu là khả năng phòng vệ, là “rào chắn” giúp chống lại các tác nhân gây hại như: ký sinh trùng, vi khuẩn, virus,… Sức đề kháng còn được ví như “cơ quan đầu não” của giúp chống lại “kẻ thù” để bảo vệ cơ thể. Khi có sức đề kháng tốt, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh. Từ đó, giúp ngăn chặn, tiêu diệt, loại bỏ được các tác nhân từ bên ngoài và bên trong.
Cơ thể con người có 3 loại miễn dịch bao gồm:
– Miễn dịch tự nhiên (hay còn gọi là miễn dịch bẩm sinh): Đây là miễn dịch đầu tiên của cơ thể, liên quan đến di truyền như da, niêm mạc,…
– Miễn dịch thu được (hay còn gọi là miễn dịch thích nghi): Đây là miễn dịch mà con người có thể tạo ra giúp chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể.
– Miễn dịch thụ động: Đây là miễn dịch mà cơ thể không tự sản xuất, được cung cấp từ các kháng thể thụ động vào cơ thể.
Hệ thống miễn dịch cũng phụ thuộc vào sức đề kháng. Khi sức đề kháng của cơ thể yếu thì hệ thống miễn dịch cũng bị suy giảm và ngược lại.
2. Nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng?
Hệ miễn dịch sẽ trở nên yếu ớt, mỏng manh khi sức đề kháng bị suy yếu. Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn, các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. Là điều kiện thuận lợi gây ra các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là Covid_19.
Theo nghiên cứu, những yếu tố làm suy giảm sức đề kháng bao gồm:
– Suy giảm hệ miễn dịch: cơ thể bị suy giảm miễn dịch tiên phát (rối loạn tế bào mầm, khiếm khuyết do di truyền,…). Hoặc thứ phát (chấn thương, phẫu thuật, do bức xạ X-quang,…)
– Ô nhiễm môi trường: hít phải khói bụi, hóa chất độc hại,… sẽ khiến phổi bị nhiễm bẩn, có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm hô hấp
– Thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn: việc sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp,… có thể làm suy yếu tế bào lympho T và B (tế bào chống lại bệnh tật)
– Không uống đủ nước: nước có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể. Ngoài cung cấp sự sống, nước còn giúp lọc các chất độc hại, nâng cao sức đề kháng
– Thường xuyên thức khuya: Khi thức khuya quá nhiều, cơ thể không sản sinh đủ melatinin. Do đó, khiến hệ miễn dịch không tạo đủ bạch cầu để chống lại vi khuẩn.
– Stress: Đây là nguyên nhân nhiều người mắc phải, thường xuyên lo lắng, căng thẳng. Điều này sẽ khiến nồng độ hormone bị suy giảm, gây mất thăng bằng, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
– Thừa cân: không chỉ gây khó khăn trong đời sống, thừa cân còn ảnh hưởng đến tim mạch và não bộ, mất kiểm soát hormone, giảm khả năng của hệ miễn dịch.
– Lạm dụng thuốc kháng sinh: Nếu sử dụng kháng sinh theo liều lượng vừa đủ thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên thuốc kháng sinh có thể khiến cơ thể yếu hơn, nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những lần sau, làm giảm lượng cytokine (hormone cần thiết cho hệ miễn dịch).
Một số dấu hiệu cho biết cơ thể bạn đang suy giảm sức đề kháng:
– Suy nhược tinh thần, mệt mỏi, thiếu sức sống
– Dễ bị cảm lạnh, cảm cúm
– Vết thương lâu lành, dễ mắc các bệnh về nhiễm khuẩn
– Dễ mệt mỏi
– Hệ tiêu hóa kém
3. Tổng hợp các thực phẩm tăng sức đề kháng mùa dịch
Trước tình hình dịch bệnh Covid_19 diễn biến phức tạp, việc tăng cường sức đề kháng là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng mùa dịch:
-
Trái cây họ cam quýt
Trong trái có múi như: cam, bưởi, quýt, chanh,… chứa rất nhiều Vitamin C. Đây là loại Vitamin giúp tăng cường sản xuất interferon (chất giúp cơ thể thúc đẩy hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây hại)
Nên bổ sung Vitamin C hàng ngày vì cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh hay tổng hợp được, Vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng, phục hồi nhanh hơn khi bị cảm, ho, sốt,… Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh thì càng nên bổ sung các loại trái cây này.
-
Bông cải xanh
Bông cải xanh rất giàu hàm lượng Vitamin A, C, E có lợi cho hệ miễn dịch. Đặc biệt, bông cải xanh còn có chất sulforaphane. Đây là chất bảo vệ niêm mạc đường hô hấp, hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm sự căng thẳng, chống oxy hóa,…
Bí quyết giữ chất dinh dưỡng trong bông cải xanh tốt nhất là không nên nấu chín, nấu càng ít càng tốt hoặc chỉ nên hấp sơ.
-
Cải bó xôi (Rau Bina)
Cải bó xôi không chỉ giàu hàm lượng Vitamin C mà còn chứa chất Beta Carotene và chất chống oxy hóa. Làm tăng khả năng miễn dịch, chống nhiễm trùng. Cũng giống bông cải xanh, để giữ được nhiều dưỡng chất nhất bạn chỉ nên nấu trong khoảng thời gian ngắn.
-
Ớt chuông đỏ
Tỷ lệ Vitamin C trong ớt chuông đỏ cao gấp 3 lần so với họ nhà cam quýt. Đặc biệt trong ớt chuông đỏ còn chứa lượng Beta Carotene, Vitamin A, B, E6, carotenoid, phytochemical dồi dào. Có khả năng làm sáng mắt, đẹp da, chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả.
-
Gừng
Gừng có khả năng giảm các bệnh viêm nhiễm, giảm đau họng, buồn nôn hiệu quả, tăng cường miễn dịch rất tốt. Ngoài ra, gừng còn giúp giảm đau, làm chậm quá trình tạo cholesterol hiệu quả.
-
Tỏi
Tỏi được xem như thần dược giúp phòng chống bệnh cảm cúm, mỡ máu, tăng huyết áp, viêm đường hô hấp. Trong tỏi rất giàu glucogen, allicin, fitonxit và iod giúp diệt vi khuẩn, chống viêm hiệu quả bằng cách ức chế emzyme.
Đặc biệt, trong tòi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D,… và các chất như canxi, magie, i-ốt. Những thành phần này giúp nâng cao sức đề kháng và phòng tránh dịch bệnh
-
Nghệ
Nghệ chứa hàm lượng curcumin dồi dào, hỗ trợ, đẩy lùi các bệnh liên quan đến tim mạch, ung thư, hỗ trợ quá trình làm đẹp. Nhờ đó,giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các tác nhân lạ gây hại, tăng tế bào lympho T. Hơn thế nữa còn tham gia vào quá trình sản xuất Interleukin. Nghệ là loại thực phẩm rất tốt trong tình hình dịch bệnh hiện nay.
-
Sữa chua nguyên chất
Sữa chua cung cấp nguồn vitamin D dồi dào và hàm lượng lợi khuẩn lớn. Có khả năng phòng thủ tự nhiên, chống lại virus. Ngoài ra, sữa chua còn giúp cơ thể cân đối và làn da mịn màng.
-
Trà xanh
Trà xanh chứa chất flavonoid – chất chống oxy hóa tuyệt vời. Đặc biệt trà xanh còn giúp bổ sung vitamin C, chứa hợp chất EGCG. Đây là hợp chất giúp nâng cao hệ miễn dịch, giảm căng thẳng mệt mỏi.
-
Đu đủ
Đu đủ chứa làm lượng vitamin C rất cao, lên đến 224% lượng vitamin C được khuyến nghị sử dụng mỗi ngày. Ngoài ra, trong đu đủ còn chứa papain, kali, vitamin B, folate giúp chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch.
-
Gia cầm
Trong các loại thịt gia cầm chứa rất nhiều vitamin B6. Đây là chất rất tốt hỗ trợ quá trình phản ứng trong cơ thể, hình thành tế bào hồng cầu mới. Hỗ trợ giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.
-
Hải sản
Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, hải sản chứa một lượng kẽm rất lớn, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Một số loại sản phẩm giàu kẽm bạn có thể tham khảo là: tôm, cua, sò, trai,…
Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, bạn cần phối hợp nhiều loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên trong mỗi bữa ăn. Nên kết hợp cân bằng giữa tinh bột, protein, chất béo. Nên tăng cường ăn các loại thực phẩm tốt như: đậu, vừng, lạc, hoa quả, rau xanh,…
Ngoài việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, lối sống tích cực và lành mạnh. Đồng thời, thường xuyên vận động, ăn chín uống sôi, uống nhiều nước,…
Ở bài viết trên, Trung Nguyên đã chia sẻ cho bạn một số loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng mùa dịch. Trung Nguyên mong rằng, bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích!