Tác hại của việc ngủ quá nhiều

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn có một lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu ngủ quá nhiều cơ thể có thể chịu những tác động vô cùng nghiêm trọng. Tại bài viết này, Trung Nguyên sẽ chia sẻ cho bạn nguyên nhân, tác hại và những biện pháp khắc phục tình trạng ngủ quá nhiều. 

Tác hại khi ngủ nhiều
Tác hại khi ngủ nhiều

Cần ngủ bao nhiêu là đủ?

Mỗi người sẽ có khoảng thời gian ngủ khác nhau, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như:

Yếu tố về tuổi tác: mỗi độ tuổi sẽ có thời gian ngủ khác nhau 

  • Trẻ sơ sinh cần ngủ từ 14 – 17 tiếng/ngày
  • Trẻ đang trong độ tuổi tập đi cần ngủ đủ từ 12 – 15 tiếng/ngày
  • Trẻ trong độ tuổi đi học mẫu giáo cần ngủ từ 10 – 13 tiếng/ngày
  • Trẻ đi học cần ngủ đủ từ 9 – 11 tiếng/ngày
  • Người lớn nên ngủ từ 7 – 9 tiếng/ngày
  • Người cao tuổi nên ngủ đủ từ 6 – 7 tiếng/ngày
Cần ngủ bao nhiêu là đủ
Cần ngủ bao nhiêu là đủ

Yếu tố di truyền: gen di truyền có thể tác động đến hai yếu tố chính trong giấc ngủ đó là chu kỳ ngủ và nhịp sinh học.

Theo cường độ hoạt động: nếu trong một ngày tần suất hoạt động của bạn cao thì cũng đồng nghĩa rằng bạn cần phải ngủ nhiều hơn. Vì giấc ngủ cũng được xem là một dạng năng lượng thể chất và tinh thần giúp hồi phục cơ thể sau nhiều giờ hoạt động.

Ảnh hưởng của tình trạng sức khỏe: nếu cơ thể đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe như: bệnh cảm cúm, cảm lạnh, đau nhức xương khớp,… thì cơ thể sẽ cần nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.

Dấu hiệu nhận biết khi bạn ngủ quá nhiều

Người trưởng thành phần lớn cần ngủ từ 7 – 9 tiếng mỗi ngày. Nếu thời gian ngủ vượt quá 9 tiếng và kèm theo những triệu chứng như: khó thức dậy vào buổi sáng, cảm thấy cả ngày đều khó chịu, uể oải, mất tập trung thì có thể nguyên nhân là do bạn ngủ nhiều.

Dấu hiệu nhận biết khi bạn ngủ quá nhiều
Dấu hiệu nhận biết khi bạn ngủ quá nhiều

Nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ nhiều

Thường xuyên buồn ngủ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do cơ thể mắc chứng rối loạn giấc ngủ, mắc bệnh hoặc sử dụng các loại thuốc gây tình trạng buồn ngủ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tình trạng ngủ nhiều.

Ngủ nhiều do rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ gây ra khiến bạn cảm thấy thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày và mất ngủ vào ban đêm. 

Chứng ngủ rũ: Đây là chứng rối loạn thần kinh giấc ngủ khiến não bộ mất khả năng kiểm soát chu kỳ của giấc ngủ. Khi mắc chứng ngủ rũ, bạn sẽ thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi và buồn ngủ.

Chứng ngưng thở khi ngủ: Trong khi ngủ, bạn sẽ bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn phần đường thở trong khoảng thời gian ngắn. Có thể tình trạng này lặp đi lặp lại trong suốt quá trình ngủ khiến bạn phải tỉnh giấc thường xuyên. Vì vậy bạn thường có xu hướng buồn ngủ vào ban ngày

Hội chứng chân không nghỉ: Hội chứng này gây cảm giác ngứa ran, nóng rát, co giật và nhói ở chân. Khiến bạn muốn di chuyển liên tục, gây mất ngủ vào ban đêm và ngủ lại quá nhiều vào ban ngày.

Ngủ nhiều do rối loạn giấc ngủ
Ngủ nhiều do rối loạn giấc ngủ

Ngủ quá nhiều do nhiều nguyên nhân khác

Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể khiến bạn buồn ngủ sau khi sử dụng các loại thuốc như: giảm đau, an thần, thuốc chống lo âu, co giật, trầm cảm, loạn thần hoặc thuốc kháng histamin.

Gây ra bởi tình trạng bệnh lý: một số loại bệnh gây cơn buồn ngủ kéo dài cả ngày lẫn đêm như: thừa cân béo phì, động kinh, chấn thương não, bệnh đa xơ cứng, Parkinson hay Alzheimer. Hoặc có thể gây ra bởi gen di truyền.

Sử dụng chất kích thích: Khi sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia có thể làm giảm chất lượng ngủ, gây tình trạng rối loạn sinh học. Khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ. Ngoài ra, có một số trường hợp ngủ nhiều mà không rõ nguyên nhân.

Ngủ nhiều do các nguyên nhân khác
Ngủ nhiều do các nguyên nhân khác

Tác hại của việc ngủ quá nhiều

Gây trầm cảm

Nguyên nhân chính gây bệnh trầm cảm thường là do chứng mất ngủ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy có đến 15% người bệnh có biểu hiện ngủ nhiều. Điều này sẽ khiến căn bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn nếu ngủ quá nhiều.

Nhức đầu

Ngủ quá nhiều sẽ khiến cơn đau đầu dễ dàng bùng phát hơn. Theo các nhà nghiên cứu cho biết, đau đầu do ngủ nhiều liên quan đến một số chất dẫn truyền thần kinh trong não và đặc biệt là serotonin. Ngoài ra, những người ngủ nhiều vào ban ngày và mất ngủ vào ban đêm thường xuyên bị nhức đầu vào mỗi sáng.

Ngủ nhiều gây đau đầu
Ngủ nhiều gây đau đầu

Ngủ quá nhiều bị béo phì

Những người ngủ từ 9 – 10 tiếng có khả năng mắc bệnh béo phì cao hơn 21% so với những người ngủ từ 7 –  8 tiếng. Và tình trạng này vẫn có thể tiếp diễn mặc dù bạn đã tập thể dục hoặc thực hiện chế độ ăn giảm cân.

Bệnh tiểu đường

Nghiên cứu chỉ ra rằng, ngủ quá nhiều hoặc quá ít cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tim

Theo nghiên cứu, những người ngủ từ 9 – 11 tiếng có khả năng mắc bệnh tim cao hơn 38% so với những người ngủ từ 7 – 8 tiếng.

Ngủ nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Ngủ nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Tử vong

Những người ngủ hơn 9 tiếng mỗi ngày thường có nguy cơ tử vong cao hơn những người ngủ từ 7 – 8 tiếng.

Biện pháp khắc phục tình trạng ngủ quá nhiều

Nếu thường xuyên buồn ngủ và ngủ quá nhiều bạn có thể thực hiện theo những cách dưới đây để cải thiện tình trạng giấc ngủ:

– Lên lịch ngủ hợp lý: Hãy lên lịch đi ngủ và thức dậy để tạo cho mình thói quen để tránh tình trạng ngủ nhiều

– Tạo môi trường khiến bạn thoải mái cho giấc ngủ

– Tắt các thiết bị điện tử từ 2 – 3 tiếng trước khi ngủ

– Không nên ngủ cùng thú cưng

– Không nên sử dụng các chất kích thích

– Có thể tập yoga trước khi ngủ giúp cơ thể ngủ ngon hơn và tránh tình trạng mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ vào ban ngày.

Biện pháp cải thiện giấc ngủ
Biện pháp cải thiện giấc ngủ

Trung Nguyên đã chia sẻ cho bạn tất tần tật về chứng ngủ quá nhiều. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích cho sức khỏe của bạn.